Chia sẻ địa điểm


BẠN BIẾT MỘT ĐỊA ĐIỂM ĐẸP?
BẠN MUỐN CHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI?
NHẤN VÀO ĐÂY:


CHIA SẺ ĐỊA ĐIỂM ĐẸP
Bình luận mới
» Cự Đà - Làng miến những ngày tháng cũ - Caunhocthichxixon bình luận lúc 03.03.2023 15:24: Cự Đà có lẩu mèo nhé ae :D
» NHA TRANG HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG - h2tfood bình luận lúc 01.12.2021 23:04: Giá thịt heo cực hấp dẫn tại H2T FOOD Thịt heo hay thịt lợn là phần cơ của...
» Quan lạn - Vibralock bình luận lúc 01.07.2021 13:48: Quan lạn thật là đẹp. Ngày trước có dịp ra làm công trình lắp khóa điện...
» Thác Draysap - Draynur: hoang sơ và hùng vĩ - nguyenphatkt bình luận lúc 02.10.2020 08:54: Quá đẹp luôn. Mời các bạn ghé qua thăm >>> Khám Mắt Ở Bình Dương Tại Đâu...
» Tà Chì Nhù - Đại Dương Mây - kiwiNguyen bình luận lúc 24.06.2020 09:41: Đẹp quá ạ!!!
» Làng Nghề Thủ Công Mỹ Nghệ Cát Đằng - Nam Định - hihivy bình luận lúc 14.05.2019 10:54: DÙNG THỬ OFFICE 365 E3 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NGAY HÔM NAY! OFFICE 365 E3 là bộ sản...
» Nhà thờ đổ - Giáo xứ Xương Điền, Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định - haolong678 bình luận lúc 19.10.2017 20:04: 090 747 9872NGUYỄN HÀO LONG...== dịch vụ Làm Bằng Đại Học Giá Rẻ Uy Tín ==Nhận...
» Vịnh Đá Nhảy & Mũi Kê Gà - Phong cảnh tuyệt vời - Trixie165 bình luận lúc 13.10.2017 14:46: bạn chụp bằng máy gì vậy ạ
» Bạc Liêu Xứ Sở Của Đẩy Xiệp - Trixie165 bình luận lúc 12.10.2017 17:35: đẹp quá nhìn mê li
» Vũng Tàu - món quà của thiên nhiên - gomsu1 bình luận lúc 16.01.2017 15:50: hình ảnh quá ảo :D
Địa điểm theo tỉnh thành
Tú lệ - Mù cang chải: Ruộng bậc thang

Giới thiệu tóm tắt:
Ruộng bậc thang là một đặc trưng của bà con dân tộc sinh sống tại vùng núi phía Bắc (thi thoảng có xuất hiện tại vùng trung du và Tây Nguyên). Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu bạt thành các bậc cấp như bậc thang và trồng lúa để tạo thành những vạt đất bằng.
Chụp gì:
Ruộng bậc thang mùa nước đổ, mùa lúa chín.
Thời gian chụp đẹp:
Mùa nước đổ: (Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 6 dương lịch)
Mùa lúa chín: (Từ khoảng cuối tháng 9 đến cuối tháng 10 dương lịch)
Ăn gì:
Xôi nếp, một đặc sản nổi tiếng. Táo mèo tươi và khô, thịt lơn cắp nách
Ở đâu:
Yên Bái: Huyện Mù Cang Chải
Cách đi:
Xuất phát từ Hà Nội theo Quốc lộ 32, qua Nghĩa Lộ, qua hết đèo Khau Phạ là bắt đầu đặt chân vào Huyện Mù Căng Chải. Dọc tuyến đường này có đến 80km là đường đèo quanh co và rất nhiều ruộng bậc thang ven đường, rất đẹp.
Mô tả:
Cũng do đặc thù của khí hậu, nên một năm, người dân ở đây chỉ trồng và thu hoạch duy nhất một vụ lúa, tháng 5-6 là cày ải, gieo mạ, cấy lúa, tháng 9 -10 là thu hoạch. Khi vào vụ cấy lúa, khác với người dân ở dưới xuôi thường đào các kênh thủy lợi để dẫn nước vào đồng hoặc dùng phương pháp thủ công là tát gầu sòng, người dân ở vùng cao hoàn toàn trông chờ vào thiên nhiên, họ chờ ông trời làm mưa xuống để dẫn nước cho ruộng, nước mưa theo đó chảy từ bậc ruộng bên trên xuống bên dưới theo những đưỡng rảnh đã được xẻ trước, khi các thửa ruộng đã đấy nước, người dân bắt đầu tổ chức cày ải, gieo mạ và cấy lúa, bắt đầu cho một vụ mới (đây chính là MÙA NƯỚC ĐỔ).


Photo: Ancv99

Ruộng bậc thang mùa nước đổ có ở rất nhiều nơi, từ Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang...và hầu hét các tỉnh vùng Tây Bắc và Đông Bắc, riêng người viết bài này vẫn đánh giá cao nhất ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải - Yên Bái với những địa danh đã được khắc sâu trong đầu của giới nhiếp ảnh như: Đèo Khau Phạ, Tú Lệ, Chế Cu Nha , Dế Xu Phình... với gần 500ha ruộng bậc thang đã được xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18.10.2007.


Photo: 1Ds


Photo: Haikeu


Photo: Lensfix

Do độ dốc lớn, ruộng bậc thang có chiều ngang hẹp (chỉ vài đường bừa), độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới từ 1- 1,5 m, mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì cả thửa ruộng (một bậc thang) đều cân bằng. Vì vậy khi san ruộng, người dân dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh nén chặt bờ ruộng (bờ ruộng cao hơn mặt ruộng và rộng từ 20- 25 cm). Các điểm đón nước cho ruộng được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu phải đi qua điểm trũng thì dùng cây to chẻ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước; nếu đi qua đường thì xếp đá tạo mặt bằng cho giao thông còn nước len lỏi phía dưới, tạo hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh cho việc canh tác.

Để tạo đường đồng mức cho từng mảnh ruộng, phải dùng nước làm đường cân bằng; chỗ trũng thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm, chỗ cao thì san bớt lên bờ; vì vậy cả thửa ruộng quanh quả đồi đều có nước và độ cao giống nhau, tạo ra các bậc thang đều khắp. Trong cách chia nước, người H’Mông xẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới theo cách so le (thửa đầu xẻ đầu bờ thì thửa dưới phải xẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp xẻ đường nước thoát ở cuối bờ) nhằm tránh khi trời mưa, nước lũ không tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết màu.


Photo: Thai_meo


Photo: Bvh2228


Photo: Tiu_tit
Bản đồ